Sơn là gì ?
Theo wiki, Sơn là chất lỏng, hoặc chất liệu mastic nào khi sơn 1 lớp mỏng sẽ chuyển thành màng cứng.
Tại sao phải dùng sơn ?
Mục đích của sơn là để :
- Phủ màu sắc trang trí
- Bảo vệ bề mặt dưới sự tác động của thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ, hóa chất…
- Tạo nên các công năng khác: chịu lực, cứng, chống cháy, chống ăn mòn, chống hà, trơn trượt,…
Không Bảo Dưỡng Sơn Định Kì Sẽ Để Lại Những Hậu Quả Như Thế Này !
Các đặc tính điển hình của sơn:
- Dễ dàng sử dụng.
- Tạo màng sơn bảo vệ liên tục
- Tạo độ bóng sáng hoặc bóng mờ.
- Thời gian khô nhanh
- Chống ăn mòn hiệu quả
- Không thấm nước.
- Khả năng chịu nhiệt tốt.
- Bền màu (chống lại các tia bức xạ nhìn thấy & các tia cực tím)
- Chống mài mòn & trầy xước hiệu quả.
- Độ bền cao.
- Mềm dẻo
- Dễ dàng làm sạch
Các lĩnh vực chính thường sử dụng sơn.
- Sơn ô tô
- Sơn công nghiệp nói chung
- Sơn cuốn (coil coating)
- Sơn bột tĩnh điện (Powder coating)
- Sơn trang trí xây dựng
- Sơn gỗ.
Ứng Dụng Của Sơn Trong Lĩnh Vực Kết Cấu Thép
Các thành phần hóa học của sơn.
Bao gồm:
- Sắc tố: với cách gọi khác là bột màu, là sắc tố chính để truyền đạt màu và độ mờ. Thành phần này chiếm từ 7 – 40% thành phần tạo nên sơn tùy theo từng dòng cụ thể. Với bột màu được chia làm 2 loại: bột màu vô cơ (inorganic pigments) & bột màu hữu cơ (ogranic pigments)
- Chất kết dính: là 1 polymer (hay còn gọi là nhựa). Tạo thành 1 cấu trúc liên kết giữ sắc tố được nguyên vẹn nên có thành phần cao nhất (40 – 60%). Các chất kết dính trong sơn sẽ bao gồm: acrylic polyme, alkyd polyme, epoxy polyme,…
- Sắc tố mở rộng (Extender): còn được gọi là chất phụ gia, các hạt sắc tố lớn hơn được thêm vào để cải thiện độ bám dính, tăng cường màng sơn và tiết kiệm các chất kết dính (tỉ lệ tối đa lên tới 5%)
- Chất pha loãng (hay còn gọi là dung môi): là 1 nhóm dung môi hữu cơ hoặc nước được pha trộn để hòa tan nhựa với bột màu nhằm giảm độ nhớt của sơn, giúp ứng dụng tốt hơn (quét nhẹ hơn, dễ phun hơn).
Thành phần bột màu của sơn
Phân loại sơn
Phân loại dựa trên tính chất.
- Sơn dầu, sơn alkyd
- Sơn epoxy
- Sơn polyurethane
- Sơn cao su clo hóa, acrylic
- Sơn vô cơ
Các loại khác: silicon, melamin, ure, stiren
Theo chức năng
- Sơn lót
- Sơn bả
- Sơn lớp đệm trung gian (base coat)
- Sơn lớp phủ bề mặt hoàn thiện (top coat)
Theo kết cấu
- Sơn dung môi
- Sơn hàm rắn cao – hight solid
- Sơn nước
- Sơn không dung môi.
Phân loại sơn theo công dụng
- Kháng hóa chất
- Chống rỉ sét, ăn mòn.
- Chống nhiệt, chống cháy
- Chống thấm, trơn trượt.
- Trang trí,sơn 3D
Hoặc phân loại khác.
- Sơn nền bê tông.
- Sơn sắt thép
- Sơn tàu, thuyền
- Sơn tường, trần
Và nhiều loại sơn khác.
Quá trình sản xuất sơn.
Sơn được xây dựng theo đề xuất của chúng, bao gồm sơn lót, phủ, phủ đặc biệt (mờ, bóng, chịu nhiệt, chống mài mòn, hóa chất, tải trọng,…). Các bột sắc tố được chia thành các hạt riêng lẻ được phủ & phân tán trong các chất kết dính (gọi là quá trình phản ứng). Sau đó, kết hợp với dung môi để cung cấp thêm sự nhất quán cho sơn.
Quy trình sản xuất sơn
Sơn được thực hiện theo những phương pháp chủ yếu nào ?
Có rất nhiều phương pháp để áp dụng sơn như: bàn chải, con lăn, phun nóng (sơn cao su kẻ vạch), phun tĩnh điện (sơn xe cộ), nhúng (tẩm sơn),….